Quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong luật đất đai 2013

 Quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong luật đất đai 2013 trải qua 8 bước cơ bản.

Bước 1: Thông báo thu hồi đất

Quyết định thu hồi đất trước khi thực thi phải thông báo đến người bị thu hồi biết. Người đảm nhiệm vai trò là Cơ quan thẩm quyền. Thời gian thông báo chậm nhất phải trong vòng 90 ngày dành cho đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp thời gian thông báo chậm nhất 180 ngày. Nội dung thông báo phải có đầy đủ kế hoạch thu hồi, điều tra, đo đạc, kiểm đếm.

Thông báo thu hồi đất sau khi thực thi nếu người sử dụng đất thu hồi đồng ý thì  UBND thẩm quyền quyết định thu hồi. Sau đó UBND thực hiện chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ,…dù chưa hết thời gian thông báo.

Bước 2: Thu hồi đất

Thẩm quyền thu hồi đất đã được quy định sẵn ở Luật 2013 và kế thừa luật 2003. Theo đó, UBND có quyền hạn thu hồi đất là:

·         UBND cấp tỉnh: Thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích xã, phường, thị trấn. Đối tượng áp dụng thuộc cơ sở tôn giáo Việt Nam định cư nước ngoài. Hoặc là tổ chức nước ngoài ngoại giao, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài.

·         UBND cấp huyện: Thu hồi đất gia đình, cá nhân, cộng đồng. Mà đối tượng áp dụng là người Việt định cư nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam.

·         UBND tỉnh hoặc ủy quyền UBND huyện: Thu hồi đất tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Bước 3: Kiểm tra đất đai và các tài sản hiện có trên đất

Bước 3 trong quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong luật đất đai 2013 là kiểm tra đất cũng như tài sản có trên đất. Sau khi có quyết định, UBND xã sẽ đảm nhận vai trò bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kế hoạch thu hồi, kiểm tra, khảo sát. Người sử dụng đất phải hỗ trợ cùng UBND vạch phương án bồi thường.

Trong trường hợp người sử dụng không phối hợp thì UBND cấp xã phải vận động, thuyết phục thực hiện. Trong thời gian 10 ngày người sử dụng không phối hợp, UBND sẽ huyện ban hành kiểm đếm bắt buộc.  Nếu người sở hữu đất thu hồi không chấp thuận thì sẽ cưỡng chế theo quy định Pháp Luật

Bước 4: Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư

Đơn vị thẩm quyền lập phương án bồi thường, cấp tái định cư cho người thu hồi. Phương án dựa vào số liệu kiểm kê áp định giá trị bồi thường đất và tài sản.

Bước 5: Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân

Tổ chức thực hiện bồi thường phối hợp UBND xã tổ chức họp trực tiếp cùng người dân bị thu hồi. Đồng thời niêm yết kế hoạch bồi thường, hỗ trợ tái định cư trực tiếp. Việc lấy ý kiến phải lập thành biên bản có xác nhận đại diện UBND xã, ủy ban MTTQVN xã, người thu hồi đất. Nội dung biên bản ghi rõ số lượng người đồng ý, không đồng ý hay ý kiến khác. Trên cơ sở đóng góp đại diện chính quyền, đoàn thể hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường và trình lên cấp thẩm quyền phê duyệt.

Bước 6: Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện

UBND tỉnh hoặc huyện tiến hành phê duyệt kế hoạch bồi thường cùng ngày ra quyết định thu hồi. Tổ chức bồi thường, giải phóng cần:

  • Phối hợp UBND xã phổ biến, niêm yết phê duyệt trực tiếp phương án tại trụ sở và nơi sinh hoạt dân cư có đất bồi thường
  • Gửi quyết định bồi thường đến từng dân cư ghi rõ về mức bồi thường, thời gian địa điểm trả tiền, tái định cư. Đồng thời bàn giao đất đến tổ chức thực hiện bồi thường.

Bước 7: Tổ chức chi trả bồi thường

Điều 93 Luật 2013 quy định thời hạn 30 ngày từ khi quyết định thu hồi cơ quan tổ chức đảm nhận phải chi trả tiền tới người sở hữu đất thu hồi. Nếu cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường chậm thì lúc thanh toán bên cạnh tiền bồi thường người sở hữu đất còn nhận thêm một khoản chậm nộp.

Người có đất tịch thu nếu không nhận tiền thì số tiền sẽ được gửi vào tài khoản tạm giữ ở kho bạc. Người sử dụng đất được bồi thường mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định sẽ bị trừ một ít để hoàn trả. Nếu diện tích đất thu hồi có tranh chấp mà chưa giải quyết thì tiền bồi thường chuyển vào kho bạc.

Bước 8: Bàn giao mặt bằng cưỡng chế thu hồi đất

Sau khi nhận bồi thường người bị thu hồi phải bàn giao mặt bằng sạch. Trường hợp người có đất không bàn giao thì bị cưỡng chế thu hồi. Việc cưỡng chế sẽ thực hiện theo đúng pháp luật.

>>>>  https://meeyland.com/tu-van-luat/tai-dinh-cu-khi-nha-nuoc-thu-hoi-dat-trong-luat-dat-dai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chia sẻ: Những ý tưởng thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh tốt nhất

Thiên Y là gì? Ý nghĩa và cách xác định hướng Thiên Y

Bán đất vị trí đặt vị trí nằm trên Xã Dương Tơ, Tỉnh Kiên Giang