Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Thông thường, khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên về nội dung trong hợp đồng dân sự thì có 3 phương thức để giải quyết: thương lượng, thông qua Trọng tài thương mại và thông qua tòa án.
Thương lượng, hòa giải được coi là phương thức giải quyết thường thấy nhất, không chỉ trong tranh chấp hợp đồng dân sự mà còn trong các loại tranh chấp khác. Tại Việt Nam, số vụ tranh chấp giải quyết bằng hòa giải chiếm khoảng 50% tổng số vụ tranh chấp.
Chỉ khi không thể giải quyết bằng hòa giải thì hai bên mới phải lựa chọn phương thức khác thông qua bên thứ ba. Bản chất của việc thương lượng là hai bên cùng bàn bạc, thỏa thuận để thống nhất cách hiểu các nội dung trong hợp đồng. Từ đó chọn ra phương án tốt nhất, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho cả hai bên. Phương thức này có một số ưu điểm nổi bật như sau:
- Nhanh chóng, đơn giản, không mất phí
- Độ thiện chí cao: Khi tranh chấp được hòa giải thành công thì sẽ không có bên thắng và bên thua. Hai bên sẽ tránh được xung đột và vẫn có thể hợp tác về sau này.
- Bí mật kinh doanh được bảo vệ: khi hoà giải hai bên với nhau mà không có sự tham gia của bên thứ ba, các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp như hoá đơn, chứng từ sẽ được giữ kín. Điều này có lợi cho cả hai bên tranh chấp
- Uy tín và hình ảnh của các bên tranh chấp không bị tổn hại
Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là phụ thuộc phần lớn vào thiện chí, độ kiên trì và hiểu biết của hai bên. Nếu không có những yếu tố này, tiến trình hòa giải có thể bị trì trệ, bế tắc. Thêm vào đó, phương pháp hoà giải không được cơ chế pháp lý đảm bảo. Trong một số trường hợp, các bên tranh chấp có thể chọn không thực hiện theo kết quả hoà giải.
>>>> https://meeyland.com/tu-van-luat/tranh-chap-hop-dong-dan-su/
Nhận xét
Đăng nhận xét